Purchase Invoice (gọi tắt là PI) là Hóa đơn thanh toán được sử dụng khi chúng ta mua sản phẩm hoặc dịch vụ của nhà cung cấp (Supplier/Vendor). Khi Purchase Invoice được ghi nhận thì sẽ tác động lên các tài khoản Payable, COGS hoặc Expenses, đồng thời tài khoản của nhà cung cấp tương ứng.
Trong ERPNext thì Purchase Invoice nằm trong phần Accounts và được phân loại thuộc nhóm Billing
Có 3 phần quan trọng khi làm việc với Purchase Invoice:
Các nguyên tắc chung khi làm việc với Purchase Invoice:
Loại tiêu đề | Quy tắc đặt tiêu đề | Ví dụ | Giải thích ví dụ |
Tiêu đề về hàng gỗ | Số hiệu container (số cục): Năm(YY)-Tháng(MMM)-STT(thứ tự công trong tháng đó) | MSKU5284148 (33 pcs): 19-Jul-08 | Container số MSKU5284148 (có 33 cục gỗ): năm 2019 - Tháng 7 - công số 8 trong tháng |
Tiêu đề về Bill tàu | Số hiệu BL (số containers): Tên Agent | MAEU967629332 (6 conts) - Multiple | MAEU967629332 (có 6 công gỗ): Agent là Multiple |
Tiêu đề về hàng dự án | Mã số dự án: nhà cung cấp | 19-Q2-QK3-G03-Comec: Comec SRL | Dự án 19-Q2-QK3-G03-Comec: nhà cung cấp Comec SRL |
Tiêu đề về phí ngân hàng | Bank charge: thông tin tương ứng | Banks Charge: 50k Munda 5/7 | Phí ngân hàng charge khi thanh toán cho Munda 50,000 USD vào ngày 5/7 |
Các tiêu đề khác | Có nhiều dạng tiêu đề khác của Purchase Invoice, chúng ta tuyên thủ theo nguyên tắc chung là càng nêu được nhiều thông tin hợp lý càng tốt, như vậy sẽ giúp quá trình kiểm tra, tìm kiếm nhanh hơn. |
Chỉnh sửa/Post lại: Purchase Invoice chỉ có thể chỉnh sửa khi để dưới dạng Draft mà chưa Submit. Khi đã Submit thì nếu thông tin sai chỉ có thể Cancel đi và post lại PI mới.
Liên quan đến Purchase Order (PO): Trong nhiều trường hợp thì Purchase Invoice có thể được chuyển từ Purchase Order qua. Đây cũng là 1 cách để giảm sai sót trong 1 số trường hợp nhất là đối với quản lý dự án vì PO chuyển sang PI có thể thay đổi thông tin về giá, ngày tháng, tiêu chí mà không ảnh hưởng tới các báo cáo tài chính cũng như ghi nhận tài chính trong hệ thống.
Các quy tắc Posting, Listing, Checking sẽ theo quy định chi tiết của từng mục.
Purchase Invoice Posting
Khởi tạo Purchase Invoice mới bằng cách vào Accounts > Purchase Invoice > New. Bảng thông báo tạo Purchase Invoice mới sẽ có cấu trúc như dưới:
Các thông số đầu tiên phải điền trong Purchase Invoice:
Tiêu đề: Cần rõ ràng và theo quy định của tiêu đề tại
Purchase Invoice để dễ phân biệt. Tiêu đề Invoice chỉ có thể ghi lại khi Save Invoice với đầy đủ các thông tin bên dưới. Do vậy quy trình sẽ là
Điền đầy đủ thông tin ⇒ Save ⇒ Sửa tiêu đề
Ngày: Ngày để post phải theo đúng ngày thực hiện phát sinh Invoice. Chọn “Edit Posting Date and Time” để sửa cho đúng ngày.
Supplier: Phải chọn đúng Supplier tương ứng với hàng hóa phát sinh. Theo quy định của ERPNext thì Supplier gắn với 1 loại tiền nhất định, ví dụ USD, EUR… do đó có những supplier chấp nhận thanh toán nhiều loại tiền tệ thì phải tạo Supplier với ký hiệu tiền tệ bổ sung. Ví dụ: Banks (EUR), Banks (AED)…
Due Date: Ngày kết thúc hiệu lực của Invoice.
Trong một số trường hợp hàng hóa đã được thanh toán 1 phần hoặc toàn phần theo Purchase Order hoặc đã có Purchase Receipt thì có thể kéo Item đã được thanh toán đó sang để tạo Purchase Invoice. Trường hợp này phải lưu ý các Purchase Order/Receipt đã làm và thông thường gắn với mã dự án để dễ quản lý.
Nút Save ở góc phải trên cùng để lưu Invoice (nhưng chưa Submit). Chỉ Save khi đã điền đầy đủ thông tin của Invoice.
Phần liên quan đến tiền tệ và các thông tin hàng hóa chi tiết là phần quan trọng nhất của Purchase Invoice:
Currency: Loại tiền tệ sử dụng. Nếu như loại tiền tệ mặc định trùng với tiền tệ của công ty thì bỏ qua, nhưng nếu khác với tiền tệ mặc định thì phải chọn cho đúng loại tiền tệ dùng để giao dịch. Ví dụ: Currency mặc định của Royal Kean International là USD, nhưng hợp đồng thanh toán bằng Euro thì phải chọn EUR.
Update Stock: đối với những mặt hàng có lưu kho như gỗ, bông, hạt điều (container) thì phải chọn Update Stock để tracking theo hàng hóa đó. Nếu là dịch vụ thì không cần Update Stock. Nhiều trường hợp post sai do chọn Update Stock với các mặt hàng không lưu kho sẽ kéo theo sai lệch Stock Ledger của ERP.
Phần thông tin về loại hàng hóa, số lượng, giá thành cũng phải được cập nhật chính xác và sử dụng nút mũi tên để bổ sung thêm thông tin của loại mặt hàng (Item). Có thể nhập nhiều loại hàng hóa trong cùng 1 Invoice bằng cách bổ sung thêm dòng. Khi bấm vào mũi tên trỏ xuống sẽ hiện ra bảng thông tin với các thông số:
Tên hàng: cái này đã được setup từ bên ngoài
UOM: Là đơn vị đo. Thông thường tham số này được gắn thẳng khi khởi tạo Item nên được mặc định
Warehouse: Liên quan tới đơn vị quản lý loại hàng này. Thông thường Warehouse cũng được setup mặc định ngay khi khởi tạo Item
Serial No: Đây là tham số bắt buộc đối với loại hàng đóng công để quản lý Inventory. Phải đưa số hiệu Container vào ô này
Expenses Head: Đây là tài khoản để tính giá thành COGS. Thông thường thì tài khoản này cũng được gắn mặc định khi khởi tạo Item
Project: Đây là thông tin rất quan trọng và phụ thuộc vào mặt hàng. Nếu như làm với Mitas thì bắt buộc phải có thông tin Project nhưng không cần Serial No
Cost Centre: Đây là thông tin bắt buộc và cực kỳ quan trọng để phân loại hàng hóa. Cost Centre nào được dùng sẽ phụ thuộc vào công ty, mặt hàng, nhóm mặt hàng v.v… và phải theo quy định chung khi post.
Các thông số khác không đề cập đến có thể bỏ qua hoặc cập nhật sau khi có quy định mới về posting
Phần liên quan tới thông tin trả trước:
Set Advances and Allocate (FIFO): nên thường xuyên tích vào ô này để hệ thống tự list ra công nợ của Supplier (do mình tạm ứng trước) và trừ thẳng vào Invoice. Nếu không tích thì phải xử lý bằng Journal Entry sau này khá phức tạp. Nếu không tích, thì mặc dù mình đã tạm ứng trước, nhưng khi có invoice mơí thì hệ thống vẫn treo 2 khoản này. Invoice vẫn hiện Overdue mà vẫn đang có advance. Mặc dù công nợ cuối cùng thì vẫn đúng.
Phần các thông tin bổ sung:
More Information > Credit To: Purchase Invoice khi được tạo ra sẽ gắn vào 1 tài khoản phải trả. Thông thường các tài khoản này đã được tạo mặc định từ trong quá trình khởi tạo, tuy nhiên cũng có đôi khi phải kiểm tra để chọn đúng tài khoản Payable.
Status: Cho biết trạng thái của Invoice. Thông thường Invoice mới tạo có trạng thái Draft. Ngoài ra còn các trạng thái Unpaid, Overdue, Paid…
Remarks: Các thông tin cần ghi chú. Ví dụ trên là Purchase Invoice dành cho Bill tàu với số hiệu MAEU967629332 (6 conts), có 6 containers của Uganda Agent Multiple. Thông tin Remarks sẽ ghi chú số hiệu của 6 containers trong BL đó.
Các thông số khác không đề cập đến có thể bỏ qua hoặc cập nhật sau khi có quy định mới về posting
Các thông tin phụ sau khi Submit Purchase Invoice:
Assign: Purchase Invoice có thể Assign cho 1 thành viên trong ERP phụ trách, có thể ghi rõ yêu cầu và thời gian hoàn thành
Attach File: Văn bản liên quan tới Purchase Invoice có thể được đính kèm để lưu trữ
Tags: Gắn tags vào Purchase Invoice để phân loại tốt hơn
Shared with: Có thể chia sẻ với các thành viên trong Team ERP để sử dụng chung
Phần Dashboard thể hiện các phần khác liên quan tới Invoice nói trên như Payment Entry, Journal Entry, Purchase Order…
Payment - Return/Debit Note
Purchase Invoice sau khi được Save vẫn có thể sửa được tiêu đề, tuy nhiên số hiệu Invoice sẽ không thể sửa được. Khi PI đã được Save thì sẽ có ô Make để xử lý các phần việc tiếp theo đối với PI đó
Payment: Để thanh toán cho Purchase Invoice có thể chọn Make > Payment và đưa về phần
Payment Entry để thanh toán. Lưu ý là có thể thanh toán thẳng ở phần
Payment Entry cũng được và có thể thanh toán nhiều Invoice cùng 1 lúc tại phần này.
Trong trường hợp nếu hàng bán được tăng giá thì ta nên tạo Purchase Invoice mới thay vì sửa Invoice cũ. Khi làm Invoice mới có thể thực hiện Payment bình thường để nhận thêm khoản chênh lệch.
Return / Debit Note: Trong các trường hợp hàng hóa bị trả lại (do không đạt yêu cầu), bị giảm giá do đền bù khách hàng… thì có 2 cách làm:
Xóa Invoice sai, làm lại Invoice mới. Cách này chỉ nên thực hiện khi chưa có các Payment vì nếu không sẽ phải xóa nhiều entry 1 lúc.
Dùng Return / Debit Note: Chọn Make > Return/Debit Note ⇒ Điền giá trị thay đổi và lưu lại. Hệ thống sẽ hiểu giá trị Invoice cũ giảm đi 1 lượng đúng bằng Debit Note này. Thông thường nếu chỉ bị giảm giá thì không nên tích vào Update Stock vì sẽ gây sai lệch Stock Ledger.
Invoice Listing
Purchase Invoice Listing là hình thức kiểm tra danh sách các PI theo các tham số của nó như trạng thái, ngày tháng, khoảng thời gian, suppliers nào, công ty nào… Đây là 1 công cụ cần thiết để kiểm tra lại quá trình post có chính xác không và cũng giúp việc phân loại Invoice khi cần tìm kiếm có hiệu quả hơn.
Để xem danh sách Purchase Invoices có thể vào Accounts > Purchase Invoice:
Trong danh sách của Purchase Invoice, có thể chọn New để tạo Purchase Invoice mới hoặc có thể click vào các Invoices cũ để xem chi tiết.
Việc lọc các Invoices có thể dùng các bộ lọc như theo công ty, theo Cost Center, theo Supplier, theo thời gian…
Sử dụng công cụ Report Purchase Invoice để tạo ra các bảng Report phù hợp với yêu cầu công việc thông qua nút ấn Report và chọn Menu ⇒ Pick Columns:
Thông qua công cụ Pick Columns, có thể lựa chọn rất nhiều options để thể hiện trên report: